Bạn muốn cải thiện năng suất, nhưng bạn lại la mắng, tạo áp lực cho cấp dưới, hành động ấy liệu có mang lại hiệu quả?

Có nhiều nguyên nhân khiến nhân viên cấp dưới bị Sếp la mắng, tạo áp lực căng thẳng như: dự án không thành công, khách hàng mắng vốn, khiếu nại, công việc hoàn thành không đúng kế hoạch,… hoặc tệ hơn, chỉ vì đó là Sếp và họ có quyền đổ hết bực tức lên đầu của nhân viên.

Sếp là có quyền có quyền la mắng, tạo áo lực căng thẳng?

Tâm lý nhân viên khi bị la mắng, tạo áp lực căng thẳng.

Khi bị như thế nhân viên dễ bị:

  • Xấu hổ với bản thân, đồng nghiệp.

Khi chúng ta bé, bị mắng la thôi chúng ta cũng đã khóc, tủi thân, huống chi đối với một người trưởng thành. Xấu hổ với bản thân vì mình làm không được việc, sợ mất việc, gây tâm lý hoang mang, lo sợ. Xấu hổ với đồng nghiệp vì không làm tốt công việc, sễ dẫn đến sống cô lập, không tự tin khi làm việc nhóm. Và ngược lại, những nhân viên khác khi thấy nhân viên đó bị la mắng thường xuyên đồng cảm thì ít, mà căng thẳng giống sếp thì nhiều. Vì vậy, khó có thể cùng hợp tác làm cho xong việc một cách tốt nhất.

Bị la mắng khiến nhân viên xấu hổ, mất tự tin vào bản thân và niềm tin vào Sếp.

  • Stress, mất tập trung.

Bị tạo áp lực căng thẳng lâu dài dễ dẫn đến Stress, mất tập trung. Việc này cực kỳ ảnh hưởng đến kết quả làm việc. một sai sót nhỏ cũng để lại hậu quả to lớn.

Nhân viên bị tạo áp lực căng thẳng dễ bị trầm cảm, stress.

  • Tức giận, thù hằn Sếp.

Trái ngược với sợ Sếp sẽ là trả thù cá nhân, nói xấu Sếp làm ảnh hưởng đến hình ảnh của Sếp. Thậm chí trong môi trường kinh tế thị trường hiện nay, nếu không biết giữ mối quan hệ, một ngày nào đó thời thế thay đổi, nhân viên thăng chức,việc thù hằn năm xưa cũng tác động không ít.

  • Xin nghỉ việc.

Ngay lúc chạy dự án cấp bách, công ty đang thiếu người mà nhân viên đòi nghỉ việc, không kiếm được người thay thế thì rõ ràng thiệt hại sẽ về công ty.

Nhân viên bỏ đi, năng suất không những không cải thiện mà còn bị thiệt hại.

  • Cố tình gây thiệt hại cho công ty.

Một số trường hợp cá biệt có thể kêu gọi đình công, xúi giục nhân viên khác nghỉ việc cùng. Hoặc tệ hơn phá khách hàng của công ty, lôi kéo qua công ty đối thủ.

Cách cải thiện năng suất hiệu quả tốt nhất.

Khi bạn đã hiểu việc la mắng, tạo áp lực cảng thẳng sẽ không mang lại năng suất hiệu quả. Với vị trí là lãnh đạo họ, bạn cần có phương pháp để quản lý họ tốt hơn.

  • Xác định mối quan tâm của nhân viên: xác định được sự quan tâm, khả năng và thế mạnh thực sự của họ thì rất dễ dàng để bạn có thể giúp cấp dưới hoàn thành công việc bạn đặt ra.
  • Điều chỉnh mục tiêu và kỳ vọng kinh doanh: Dựa trên những cơ sở bạn nhận được từ mục tiêu của mỗi nhân viên, bạn cũng cần điều chỉnh lại chính mục tiêu kinh doanh của tổ chức và của chính bản thân nhân viên.
  • Thảo luận với nhân viên về mục tiêu: Mọi thay đổi dù lớn hay nhỏ cũng đều cần có sự trao đổi giữa người lãnh đạo và nhân viên của mình. Bạn nên để nhân viên của mình tự đề ra mục tiêu của họ dựa trên mục tiêu chung của tổ chức. Dựa trên mục tiêu chung của tổ chức mà bạn đề ra và mục tiêu mà nhân viên thiết lập bạn cũng cần thảo luận lại với nhân viên để có sự điều chỉnh và thống nhất cần thiết các mục tiêu đã định.

la mắng

Thảo luận với nhân viên về mục tiêu để cải thiện năng suất hiệu quả hơn.

  • Xác định các nguồn lực hỗ trợ: Việc xác định rõ các nguồn lực hỗ trợ kể cả sự hỗ trợ từ chính bản thân bạn với nhân viên sẽ giúp nhân viên của bạn tự tin khi thực hiện và mục tiêu mà bạn giúp nhân viên thiết lập sẽ đảm bảo tính khả thi, tính thực tế.
  • Giám sát quá trình làm việc và hiệu quả công việc của nhân viên: Việc giám sát thường xuyên hiệu quả làm việc của nhân viên giúp người lãnh đạo quản lý được mục tiêu của tổ chức và có những sự hỗ trợ kịp thời khi nhân viên thực hiện mục tiêu của họ.
  • Phản hồi định kỳ: Trong quá trình hỗ trợ người lãnh đạo cũng cần có sự phản hồi thường xuyên về hiệu quả, phương pháp làm việc của nhân viên. Phản hồi định kỳ sẽ giúp nhân viên nhận thấy những điểm mạnh và hạn chế của mình trong quá trình thực hiện công việc và tự họ sẽ có những sự điều chỉnh phù hợp.
  • Huấn luyện và tư vấn giúp nhân viên hoàn thành công việc: Không phải nhân viên nào và ngay cả chính bạn đã có đầy đủ các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc, bạn cần tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các chương trình đào tạo bên trong cũng như bên ngoài tổ chức. Các kỹ năng được trang bị kịp thời cho cấp dưới sẽ giúp họ bổ sung các nguồn lực để thực hiện mục tiêu công việc tốt hơn.

Tạo động lực hiệu quả là khi nhân viên được Sếp hỗ trợ kịp thời.

  • Đánh giá tóm tắt mục tiêu làm việc của nhân viên: Bước này sẽ giúp bạn đánh giá lại tổng thể mục tiêu mà bạn đã giúp nhân viên thiết lập đã có đầy đủ các nguồn lực hỗ trợ, có phù hợp với khả năng của nhân viên và đảm bảo tính khả thi thực hiện hay không.

Phương pháp thiết lập mục tiêu làm việc cho cấp dưới một cách hiệu quả sẽ giúp các nhà lãnh đạo và quản lý có thể thực hiện nhiệm vụ cải thiện năng suất dễ dàng hơn. Một phương pháp thiết lập mục tiêu hiệu quả sẽ giúp bạn loại bỏ những phản ứng bất lợi đồng thời phát huy khả năng và sự nhiệt tình công việc của nhân viên thay vì cứ la mắng, tạo áp lực họ.

Bạn là một quản lý giỏi, hoặc bạn muốn trau dồi kinh nghiệm để trở thành người quản lý tài ba. Hãy đến http://yourjobs.vn , để được tìm kiếm những cơ hội nghề nghiệp và công ty phù hợp với khả năng của bạn.