Cách mạng công nghệ nói chung và cách mạng công nghệ 4.0 nói riêng là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Cách mạng công nghệ nói chung là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất, thay đổi các điều kiện về kinh tế và xã hội, văn hoá, khoa học và kỹ thuật, bắt nguồn từ nước Anh sau đó lan rộng ra nhiều nước trên thế giới. Cách mạng công nghệ hay còn gọi là cách mạng công nghiệp. Vậy thì cách mạng công nghệ là gì? cùng tìm hiểu về định nghĩa cách mạng công nghệ 4.0, các nguyên tắc và những thách thức và rủi ro của các mạng công nghệ 4.0.

4 cuộc cách mạng công nghệ

Cách mạng công nghệ nói chung là gì?

Theo wikipedia, cách mạng công nghệ hay cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất hay là các sự thay đổi về các điều kiện kinh tế, khoa học, kỹ thuật… bắt đầu từ nước Anh và lan rộng ra toàn thế giới. Tính đến hiện nay, có 4 giai đoạn:

– Giai đoạn thứ nhất: Diễn ra cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX

– Giai đoạn thứ hai: Diễn ra từ nửa sau thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX

– Giai đoạn thứ ba: Diễn ra từ đầu khoảng năm 1969 – năm 1997

– Giai đoạn lần thư tư: Bắt đầu từ thế kỉ XIX

Cách mạng công nghệ

Cách mạng công nghệ 4.0 là gì?

Cách mạng công nghệ 4.0 hay còn gọi là cách mạng công nghệ lần thứ tư, xóa bỏ các ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, số học, sinh học nhờ vào sự kết hợp giữa các công nghệ. Cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay đang diễn ra tại nhiều nước phát triển trên thế giới, vừa mang lại những cơ hội để thay đổi nền kinh tế nhưng mang trong mình cũng không ít những rủi ro khôn lường.

Khái niệm cách mạng công nghệ theo Gartner, nó xuất phát từ khái niệm “Industrie 4.0”.trong một báo cáo vào năm 2013 của chính phủ Đức. “Industrie 4.0” là cách mạng kết nối cơ sở sản xuất thông minh và các hệ thống nhúng để tạo ra sự hội tụ về kỹ thuật số giữa kinh doanh và công nghiệp, chức năng và quy trình ở bên trong.

Theo nhà sáng lập và chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế Giới thì khái niệm cách mạng công nghệ 4.0 như sau: “Cách mạng công nghệ lần đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần thứ 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần thứ 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng công nghệ lần thứ 4 đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học”.

Cách mạng công nghệ 4.0

Tính chất cuộc cách mạng công nghệ 4.0

Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư được hình thành dựa trên nền tảng cuộc cách mạng lần thứ 3. Có tính chất đặc trưng là độ phổ biến của internet ngày càng cao và nhanh hơn, mạnh hơn và giá thành rẻ hơn nhờ vào trí tuệ nhân tạo. Các công  nghệ số như phần mềm , phần cứng máy tính và hệ thống mạng được tích hợp nhiều tính năng hơn, phức tạp hơn, làm biến đổi nền kinh tế toàn cầu và nền văn hóa xã hội thế giới.

Xu hướng của cách mạng công nghệ 4.0 là kết hợp giữa các hệ thống ảo và hệ thống thực. Nó không chỉ là về máy móc, kết nối và các hệ thống thông minh mà phạm vi của nó còn rộng lớn hơn rất nhiều. Các lĩnh vực lan rộng của cách mạng công nghệ lần thứ 4 tiến xa hơn từ mã hóa chuỗi gen, công nghệ nano, đến các năng lượng tái tạo.

Sự khác nhau của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 so với các cuộc các cuộc cách mạng công nghệ trước đó đó là sự dung hợp của các thành tựu công nghệ với sự tương tác của chúng trên rất nhiều lĩnh vực như kỹ thuật số, sinh học, vật lý.

Cách mạng công nghệ 4.0

Cách mạng công nghệ 4.0 diễn ra trên các lĩnh vực nào?

Diễn ra trên 3 lĩnh vực: Kỹ thuật số, vật lý và sinh học

– Trên lĩnh vực kỹ thuật số: AI – Trí tuệ nhân tạo, IoT – Vạn vật kết nối, Big Data – Dữ liệu lớn.

– Trên lĩnh vực vật lý: Robot thế hệ mới, xe tự lái, công nghệ nano máy in 3D,…

– Trên lĩnh vực công nghệ sinh học: Tạo ra các bước tiến bộ trong Nông nghiệp, Y học, Thủy sản, bảo vệ môi trường, chế biến thực phẩm, hóa học, vật liệu, năng lượng tái tạo…

Cách mạng công nghệ 4.0

Nguyên tắc của cách mạng công nghệ 4.0

Cách mạng công nghệ 4.0 có 3 nguyên tắc chính để hỗ trợ trong việc định dạng và thực hiện tốt những viễn cảnh công nghệ 4.0 trong tương lai xa hơn nữa

– Công nghệ có khả năng hỗ trợ: Nguyên tắc đầu tiên đó là về khả năng hỗ trợ con người của các hệ thống bằng việc tập hợp và hình dung các thông tin một cách bao quát. Tạo cho việc quyết định được thông báo rõ ràng và giải quyết nhanh chóng các vấn đề khẩn cấp thông qua những ghi chú. Hỗ trợ con người giải quyết những nhiệm vụ nặng nhọc, tốn nhiều sức và gây nguy hiểm cho con người bằng các hệ thống không gian mạng và vật lý.

– Minh bạch trong thông tin: Làm giàu những mô hình nhà máy kĩ thuật số để tạo ra phiên bản ảo của thế giới thực tế bằng các dữ liệu cảm biến.

– Có khả năng tương tác: Những cỗ máy có khả năng giao tiếp và kết nối, giúp con người kết nối với nhau qua mạng lưới internet.

cách mạng công nghệ

Các bạn có thể truy cập vào website của Yourjobs: Yourjobs.vn để tìm hiểu thêm về những thách thức và rủi ro của cách mạng công nghệ lần thứ 4 trong tương lai.