Thực tế đang diễn ra tại Nhật đúng với bình luận được đăng trên tờ New York Times. Nhật Bản đang tụt hậu lại so với các nước phát triển khác bởi tâm lý thần chất Nhật trong cách làm ăn kinh doanh. Một trong những yếu tố tác động đến sự tụt hậu đó là cách tuyển dụng nhân sự. Tình trạng phân biệt đối xử với người nước ngoài tại Nhật Bản. Diễn ra từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2, khi Nhật rũ bỏ mình từ đống tro tàn và đứng dậy vươn lên thành một trong những nước giàu có nhất thế giới. Vì thế trong các công ty Nhật cũng không ngoại lệ, bài ngoại là một tư tưởng truyền thống có từ lâu nên rất khó thay đổi.

Phân biệt đối xử

Phân biệt đối xử là gì?

Theo Wikipedia , “Phân biệt đối xử” hay kỳ thị là một thuật ngữ xã hội học nhằm chỉ tới một sự đối xử đối với một cá nhân hay một nhóm nhất định dựa vào sự phân loại tầng lớp hay đẳng cấp. Phân biệt đối xử thực tế là một hành vi, định kiến đối với một nhóm khác. Nó bao gồm việc loại bỏ hoặc hạn chế các thành viên trong một nhóm khỏi những cơ hội mà những nhóm khác được tiếp cận. Liên Hiệp Quốc giải thích như sau: “Những hành vi phân biệt đối xử có nhiều hình thức, nhưng tất cả chúng đều có liên quan đến một số hình thức loại trừ và từ chối”.

Các loại phân biệt đối xử:

Phân biệt chủng tộc

Tình trạng phân biệt đối xử với người nước ngoài trong công ty Nhật

Hiện nay, Nhật Bản được xem là một thị trường xuất khẩu lao động lớn nhất thế giới. Hàng năm có hàng ngàn người đổ về Nhật Bản với mục đích xuất khẩu lao động, điển hình là ở Việt Nam, khi đâu đâu người ta cũng bảo sẽ đi xuất khẩu lao động tại Nhật. Mặc dù pháp luật Nhật Bản đã có lệnh cấm tình trạng phân biệt đối xử với người nước ngoài trong các công ty Nhật Bản, cụ thể, luật nghiêm cấm các nhà tuyển dụng phân biệt đối xử với công nhân về các vấn đề như thời gian làm việc, lương, điều kiện quốc tịch hay tôn giáo… (trong Điều 3 của luật lao động tiêu chuẩn)

Tình trạng phân biệt đối xử

Dù vậy với tâm lý bài ngoại đã hình thành từ rất lâu trong tâm lý người Nhật, nên việc đối xử công bằng với công nhân người nước ngoài có chăng cũng là bắt buộc hay miễn cưỡng bởi pháp luật. Tình trạng này còn nặng nề hơn khi tại thị trường doanh nghiệp Nhật Bản xuất hiện 2 vụ bê bối của giám đốc người nước ngoài tố cáo về hành vi gian lận trong công ty Nhật Bản.

Cụ thể: Một giám đốc người nước ngoài tại công ty Olympus đã tố cáo công ty gian dối tài chính trong 12 năm, từ năm 2000 – 2011, ông đã công khai toàn bộ với báo chí sau khi bị đuổi việc vì đề nghị điều chỉnh báo cáo. Một vụ khác đó là Olympus. Một giám đốc điều hành người nước ngoài đã tố cáo công ty gian dối báo cáo tài chính trong suốt 12 năm, từ năm 2000 đến năm 2011.

Được biết trước đó ông đã cố gắng thuyết phục ban lãnh đạo công ty điều chỉnh báo cáo tài chính cho phù hợp hơn với thực tế nhưng lãnh đạo công ty từ chối và đuổi việc ông. Một vụ khác đó là việc Michael Woodford – một giám đốc điều hành người Anh đã đưa ra cho công chúng biết những vụ kinh doanh thua lỗ hàng triệu đô mà công ty Nhật của anh tiến hành. Chính vì vậy, với tâm lý của người Nhật họ sẽ hạn chế tuyển lãnh đạo người nước ngoài khi phải chuẩn bị sẵn sàng đối đầu với họ bất cứ lúc nào.

Tình trạng phân biệt đối xử tại nơi làm việc

Với truyền thống kinh doanh thuần Nhật, các doanh nghiệp Nhật khi tuyển dụng nhân sự họ luôn cố gắng tuyển dụng người Nhật để phù hợp với bản chất truyền thống của Nhật Bản. Thậm chí họ còn hạn chế tuyển dụng sinh viên Nhật Bản đi du học nước ngoài về hay từ chối tất cả người nước ngoài với tư tưởng không thuần Nhật – không phù hợp với bản chất kinh doanh thuần Nhật của doanh nghiệp.

Theo khảo sát thì hơn 1/3 người nước ngoài tại Nhật cảm thấy bị kì thị

Một số thay đổi tích cực trong việc loại trừ tình trạng phân biệt đối xử với người nước ngoài trong công ty Nhật

Nhật Bản đã có quy định về pháp luật đối với người nước ngoài lao động tại các công ty Nhật Bản. Theo đó những đơn vị, nhà tuyển dụng nào khi thuê người nước ngoài làm việc thì không được phân biệt đối xử trên mọi hình thức, đảm bảo quyền lợi của họ như một người lao động thuần Nhật Bản.

Tình trạng phân biệt đối xử với người nước ngoài tại công ty Nhật

Theo kết quả số liệu của tờ Fiancial Times cho thấy từ năm 2010, tỷ lệ các công ty Nhật bổ nhiệm người nước ngoài tại Nhật trên sàn chứng khoán Tokyo tăng 48% năm 2010 đến năm 2015 là 94%.

Với tình trạng dân số Nhật đang giảm mạnh dẫn đến tình trạng thiếu lao động kéo dài. Nên người Nhật dù không muốn vẫn phải bắt buộc tuyển dụng người nước ngoài. Một điểm sáng đến từ chính phủ Nhật Bản, đó là tòa án Tokyo đã đưa ra cáo buộc với  một nhóm Zaitokukai phải nộp phạt vì phản đối ưu đãi quyền lợi cho người Hàn Quốc tại Nhật.

Một số người Hàn và Nhật đã lập ra Trung tâm chống phân biệt chủng tộc trên trang web. Một người Hàn Quốc bất kỳ nào khi bị hay bắt gặp tình trạng phân biệt đối xử có thể báo cáo và nhận sự trợ giúp từ họ. Với mục đích là vận động hành lang để buộc chính phủ Nhật phải đề ra chính sách có lợi áp dụng với người nước ngoài.

Các công ty Nhật hiện nay đã cởi mở hơn, và tích cực tìm kiếm nhân lực từ nước ngoài bằng cách đầu tư vào các thị trường nước ngoài và có chính sách đãi ngộ tích cực đối với việc tuyển dụng nhân sự nước ngoài.

Phân biệt đối xử

Xóa bỏ mọi tình trạng phân biệt đối xử

Dù hiện nay tình trạng phân biệt đối xử với người nước ngoài trong các công ty Nhật Bản vẫn còn tồn tại. Nhưng với mục tiêu toàn cầu hóa, chắc chắn trong tương lai chính phủ Nhật sẽ có những chính sách có lợi áp dụng với người lao động nước ngoài tại Nhật Bản. Liên hệ website: yourjobs.vn để biết thêm thông tin chi tiết và tìm được công việc phù hợp trong các công ty Nhật tại đây.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *