Đi làm ai cũng quan tâm đến chuyện lương bổng, nhưng sẽ là chuyện không hay nếu mình cứ thích so sánh mức lương của mình với người khác.

Khi đi làm, ai cũng mong muốn mình nhận mức lương xứng đáng với công sức mình làm ra. Nhưng thay vì so sánh với kết quả công việc mình đã hoàn thành, chúng ta lại đi so sánh mức lương của mình với người khác, điều này liệu có đúng?

So sánh mức lương của mình và người khác, nên hay không?

Nếu lương của bạn cao hơn của người khác.

Không gì có thể nguy hiểm lòng tị nạnh của con người. Bạn đã cố gắng hết sức, bạn được Sếp thưởng nhiều hơn vì dự án bạn thành công nhờ vào nỗ lực vươn lên không ngừng của bạn. Nhưng chuyện đó, chỉ Sếp bạn thấy, đồng nghiệp của bạn không thấy. Hoặc cho dù có thấy, họ cũng sẽ tị nạnh với bạn. Vì sao? Chả vì sao cả. Vì đó là một bản chất của con người.

Trong nhóm bạn đi ăn, khi tính tiền mà lại kêu người lương nhiều nhất trả, 1 lần 2 lần còn được, chứ thường xuyên thì người thật sự phiền toái là bạn.

Chưa kể đến những người trong team, trước nay hết sức thân thiết với bạn, chỉ vì bạn lương cao hơn, còn họ thì vẫn như vậy, tự nhiên họ cũng sẽ lãng tránh bạn. Họ thấy rằng nếu không có họ sao bạn thành công, chỉ có mình bạn được  thưởng, như vậy là bất công với họ. Hệ quả là chia bè phái, mất đoàn kết, làm việc nhóm không còn hiệu quả. Kết quả của nhóm đi xuống thì ảnh hưởng rất nhiều đến lợi ích chung của công ty.

Không ai thích trở thành chủ đề bị bán tán, nhất là so sánh lương.

Ngược lại, nếu bạn thấp hơn họ.

Trong trường hợp này, khi bạn thấp hơn, cảm giác tự ti, thua kém sẽ làm tinh thần bạn chán nản. Bạn tư trách bản thân mình đã làm không tốt điều gì, hay nỗ lực của bạn không được ghi nhận. Tự bạn nhấn chìm bạn trong nhưng suy nghĩ tiêu cực. Bạn khó tập trung để hoàn thành dự án hiện tại của mình. Điều tồi tệ nhất là bạn cảm thấy công ty bạn đang làm thiên vị đồng nghiệp của bạn, bạn muốn rời bỏ công việc này. Hoặc bạn lại hành động dại dột bằng cách đòi tăng lương dựa trên mức lương của đồng nghiệp bạn. Như vậy sẽ không hay trong môi trường bạn làm việc đâu.

Đừng để cảm giác tự ti khi so sánh lương chênh lệch làm bạn mất đi tình đồng đội.

So sánh lương với cả Sếp.

Nguyên nhân là do đôi khi quản lí thường không trực tiếp làm nhưng lương nhận được thì luôn cao. Lại thêm không ít sếp cứ thích dồn hết việc cho nhân viên, để rồi đồng lương của họ thì mãi cũng chỉ bằng một phần ba lương mình. Thế nhưng so đo không đúng chỗ chỉ vác thêm rắc rối. Mỗi người có vị trí khác nhau, trách nhiệm kháu nhau nên lương bổng khác nhau là chuyện tất nhiên. Không ai thích chuyện lương bổng của mình bị tiết lộ với người khác, Sếp bạn cũng vậy, đó là quyền riêng tư.

Mỗi người có vị trí khác nhau, trách nhiệm kháu nhau nên lương bổng khác nhau.

Lương của nhân viên mới vào cũng ngấp nghé lương bạn.

Chế độ mới của công ty khuyến khích nhân viên mới vào làm được hưởng lương theo năng lực của mình, chứ không phải chỉ phụ thuộc vào thâm niên. Bạn làm lâu chưa chắc lương bạn đã hơn một cậu mới vào làm cực kỳ năng động, sáng tạo, nhiệt tình và hết lòng vì công việc. Nhưng đừng nhìn vào đó mà hạ thấp bản thân, bạn nên biết bạn có giá trị vì kinh nghiệm lâu năm, quan trọng là bạn đã gắn bó với công ty nhiêu như vậy. Cũng không nên cáu giận hay xa cách cậu bạn ấy, năng lượng tích cực cậu ấy đang có sẽ truyền sang bạn khi bạn mở lòng thân thiết với mọi người hơn là xét nét chuyện lương bổng của họ.

Đừng để lòng ganh tị vì so sánh lương lấn át con người thật của bạn.

So sánh lương công ty mình với các công ty khác.

Ông bà ta từ xưa đã dạy “ Không nên đứng núi này mà trông núi nọ” Làm sao mà bạn có thể tập trung 100% vào công việc khi tâm trí của bạn chỉ so sánh thiệt hơn mức lương được hưởng ở chỗ này chỗ kia. Đánh giá sự phát triển và có thể gắn bó với 1 công ty được hay không.bên cạnh việc xem xét lương bổng, còn rất nhiều yếu tố khác như: môi trường làm việc, chính sách, chế độ, Sếp, tính chất ngành nghề…

Hãy cố gắng làm hết mình, chỉ nên so sánh mình với ngày hôm qua đã khác và tiến bộ như thế nào. Dành thời gian đi so sánh lương của mình với mọi người để gầy dựng những mối quan hệ tốt đẹp hơn, sống có ích hơn. Bạn cảm thấy không hài lòng với mức lương hiện tại. Trước tiên, bạn cần kiểm điểm lại bản thân bạn đã làm tốt hết chưa, bạn có biết chính sách tăng lương của công ty như thế nào, và bạn đã đạt hết các yêu cầu đó chưa. Nếu bạn tự tin bạn đã làm tốt, thì hãy thẳng thắn trao đổi với Sếp, đưa ra những đề nghị, lí do hợp lý. Chắc chắn, bạn sẽ được xem xét.

so sánh

Làm hết mình và thể hiện nguyện vọng được tăng của mình với cấp trên.

Bạn mong muốn có công việc ổn định, tìm hiểu những công ty lương cao mà không phải ngại việc hỏi so sánh, hãy đến http://yourjobs.vn/. Chúc bạn sớm tìm câu trả lời thỏa đáng.